Cách chọn kem chống nắng sao cho phù hợp với loại da của bạn
Tìm hiểu kem chống nắng
Kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, mỗi loại da đều có các đặc điểm riêng và yêu cầu chăm sóc khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu cách chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn trong bài viết dưới đây của ASIA.
Nếu không dùng kem chống nắng, làn da sẽ bị tác động như thế nào?
Ánh nắng mặt trời chứa đựng nhiều tia cực tím (tia tử ngoại), gây tổn thương da khi tiếp xúc lâu dài và cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư da.
Mức độ hại của tia UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh nắng và việc bảo vệ da.
Nếu không chăm sóc da đúng cách bằng cách chống nắng, che chắn kỹ lưỡng và sử dụng kem chống nắng cho mặt và cơ thể, thì các vấn đề có thể xảy ra bao gồm:
Da bị bỏng nắng, đỏ da…
Da lão hóa nhanh chóng.
Gây khô da, da thâm sạm.
Xuất hiện nếp nhăn, nám, tàn nhang…
Gây ung thư da.
Vì tia cực tím rất đáng sợ, nên từ bây giờ, bạn nên chú trọng chống nắng một cách tối ưu. Đảm bảo sử dụng đủ phụ kiện chống nắng (như mũ, quần áo chống nắng, kính, khẩu trang…), và bổ sung việc bôi kem chống nắng cho mặt và cơ thể từ bên ngoài, kết hợp với việc dùng viên uống chống nắng từ bên trong để bảo vệ làn da khỏe mạnh, an toàn từ cả trong ra ngoài.
Cách chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của bạn
Xác định loại da của bạn
Để chọn được kem chống nắng phù hợp, bạn cần xác định rõ loại da của mình. Có bốn loại da chính: da dầu, da khô, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Mỗi loại da có những đặc điểm riêng và cần những loại kem chống nắng khác nhau để phù hợp.
Da dầu: Da dầu thường có nhiều dầu thừa, dễ bị bóng nhờn và mụn. Chọn kem chống nắng dạng gel hoặc kem nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông và kiểm soát dầu.
Da khô: Da khô thường thiếu nước, khói cần kem chống nắng có độ ẩm cao, dạng kem dưỡng hoặc kem chống nắng dạng sữa.
Da hỗn hợp: Da hỗn hợp có vùng T (vùng trán, mũi, cằm) dầu và các vùng khác khô. Chọn kem chống nắng dạng kem dưỡng hoặc dạng sữa, không gây bít tắc lỗ chân lông.
Da nhạy cảm: Da nhạy cảm dễ bị kích ứng, nổi đỏ và ngứa. Chọn kem chống nắng không chứa hương liệu và các chất gây kích ứng khác.
Chọn SPF phù hợp
SPF là chỉ số bảo vệ da khỏi tia UVB, SPF càng cao, khả năng bảo vệ da càng tốt. Tuy nhiên, việc chọn SPF phù hợp cũng phụ thuộc vào loại da và hoạt động hàng ngày của bạn. SPF 30 được coi là đủ để bảo vệ da trong điều kiện thường ngày. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi đi biển hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn nên chọn kem chống nắng SPF 50 hoặc cao hơn.
Chú ý đến chỉ số PA
SPF chống tia UVB, còn PA kiềm hãm và ngăn chặn tia UVA hiệu quả. UVA viết tắt của "Protection Grade of UVA", các sản phẩm hiện nay thường có 3 mức độ phổ biến:
PA+: Có khả năng chống tia UVA cao gấp 2 lần, bảo vệ làn da khoảng 40% - 50%.
PA++: Có khả năng chống tia UVA cao gấp 4 lần và bảo vệ da là hỏng 60% - 70%.
PA+++: Có khả năng chống tia UVA cao gấp 8 lần và bảo vệ làn da khỏi tia UVA đến 90%.
Để chọn kem chống nắng tốt nhất, hãy tìm loại có đồng thời chứa cả 2 chỉ số SPF và PA để bảo vệ làn da một cách toàn diện. Hầu hết các sản phẩm đều có chứa SPF, nhưng không phải loại nào cũng có PA. Thông tin về PA thường được ghi trên bao bì sản phẩm với các kí hiệu như UVA/UVB, UV A/B, Broad Spectrum,...
Chọn kem chống nắng chống nước (water-resistant)
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc mồ hôi, chọn kem chống nắng chống nước (water-resistant) sẽ giúp duy trì hiệu quả bảo vệ da trong môi trường ẩm ướt.
Kiểm tra thành phần của kem chống nắng
Hãy kiểm tra kỹ thành phần của kem chống nắng trước khi mua hàng. Tránh các loại kem chống nắng chứa hương liệu, chất gây kích ứng hoặc cồn, vì chúng có thể gây tổn hại đến làn
Các loại kem chống nắng
Ngoài các dạng kem chống nắng thông thường, thị trường hiện nay có nhiều loại kem chống nắng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng, như kem chống nắng dạng xịt, gel sữa, sữa chống nắng,... Tuy vậy, chúng có thể được chia thành hai loại chính là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý chủ yếu bao gồm Zinc oxide và Titanium dioxide, tạo thành lớp màng chắn bảo vệ làn da khỏi phản xạ của tia UV, tia cực tím, ngăn chặn chúng xâm nhập và đâm xuyên qua da. Loại kem này lành tính cho da, không gây kích ứng khi sử dụng và giữ lớp màng bảo vệ lâu dài khi tiếp xúc với ánh nắng. Tuy nhiên, ưu điểm này cũng đồng thời là khuyết điểm, khi lớp màng bảo vệ quá dày có thể làm da cảm giác bí và tạo nên cảm giác dầu nhờn.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một lớp màng lọc hóa học trên da, hấp thu và phân hủy các tia UV trước khi chúng tiếp cận và gây tổn hại đến da. Thành phần chủ yếu của loại kem này là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… Ưu điểm vượt trội của kem chống nắng hóa học là khả năng thẩm thấu vào da rất nhanh, không gây nhờn rít hay bóng dầu trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, điểm trừ là màng bảo vệ trên da chỉ kéo dài khoảng 2 giờ, vì vậy cần phải bôi lại trước khi tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng.
Hy vọng qua bài viết này của ASIA, các bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Mặc dù có rất nhiều loại kem chống nắng có sẵn trên thị trường, tuy nhiên, việc chọn một sản phẩm phù hợp với loại da và nhu cầu của bạn có thể đem lại hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
Tham khảo ngay: Kem chống nắng bảo vệ, phục hồi da tổn thương Rejuve Sunscreen